plasmonicsolar

Địa điểm: Trung tâm Nano và Năng lượng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tóm tắt chủ đề: Sinh viên sẽ tiến hành công việc đọc và tìm hiểu tài liệu liên quan trong việc ứng dụng các hiệu ứng plasmon bề mặt cho pin năng lượng mặt trời. Việc đọc và tìm hiểu tài liệu sẽ đem lại các kiến thức tổng quan cần thiết cho sinh viên về pin năng lượng mặt trời, về các hiệu ứng plasmon bề mặt của các hạt nano kim loại và về các kết quả đem lại khi áp dụng các hiệu ứng này cho pin năng lượng mặt trời. Sinh viên cũng sẽ tìm hiểu các phương pháp mô phỏng (phần tử hữu hạn FEM hoặc FDTD) hiệu ứng plasmon bề mặt nhằm và đưa ra lựa chọn phương pháp mô phỏng sử dụng trong bước tiếp theo. Khi tiến hành mô phỏng, sinh viên sẽ khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc hạt nano (lõi vỏ), của hình thái kích thước hạt nano, của kim loại cấu thành hạt nano (vàng, bạc …) và cấu trúc tinh thể hạt nano. Thêm vào đó, sinh viên cũng mô phỏng ảnh hưởng của vật liệu bao quanh các hạt nano (AZO, FTO, TNO …) lên hiệu ứng plasmon bề mặt thu được. Các kết mô phỏng (như phổ hấp thụ, phổ phản xạ và mật độ hấp thụ …) sẽ giúp ích cho nhóm nghiên cứu trong việc giảm thiểu số lượng các thí nghiệm cần phải tiến hành trong tương lai bằng việc giới hạn trong các cấu hình cho hiệu ứng plasmon tốt nhất. Ngoài ra sinh viên sẽ được làm việc trong môi trường nghiên cứu năng động, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng với các chủ đề nghiên cứu mới tại Việt Nam.

Liên lạc: TS. Nguyễn Trần Thuật, 0985516980, nguyentranthuat at hus.edu.vn